VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT SAU ĐỘT QUỴ

Đôi khi đột quỵ có thể làm yếu đi khả năng nuốt. Tình trạng này được biết đến như là Chứng khó nuốt (Dysphagia) và gây cảm giác sợ và bực tức. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sẽ chia sẻ 5 bước để quay trở lại với nuốt sau đột quỵ.

Trong khi tình trạng này đôi khi sẽ tự khỏi, nhưng hơn hết vẫn nên chủ động thực hiện về bên tổn thương. Trước khi đi vào các bước, chúng tôi sẽ tóm tắt nhanh những gì liên quan đến chứng khó nuốt (Dysphagia).

 

Phục hồi chức năng nuốt sau đột quỵ:

Sự yếu đi của các cơ hầu họng là vấn đề phổ biến nhất ở bên tổn thương. Đa số bệnh nhân sau đột quỵ và người nhà thường quan tâm đến những khó khăn cử động ở  tay và chân. Họ quên đi các vùng còn lại cũng bị ảnh hưởng. Và sự suy yếu khả năng sử dụng các cơ ở miệng và họng là một trong số đó – những cơ được sử dụng để nuốt. Để quay trở lại với khả nặng nuốt sau đột quỵ, bệnh nhân cần tái rèn luyện những cơ ở vùng hầu họng để hoạt động đúng.

Tái Rèn Luyện Não Bộ:

Bệnh nhân có thể thực hiện luyện tập lặp lại để kích thích tính uốn dẻo của thần kinh và kết nối với não bộ. Tương tự với việc tái rèn luyện cử động và chân của bạn. Bệnh nhân luyện tập sử dụng nhiều các cơ, não bộ sẽ điều khiển và phối hợp tốt hơn với những cơ đó. Với các bài tập luyện tập nuốt lặp đi lặp lại, bệnh nhân có thể tái rèn luyện bộ não của bạn để điều khiển những cơ cần thiết để nuốt.

BƯỚC 1: Làm việc với nhà bệnh học âm ngữ.

Bác sĩ Âm ngữ trị liệu là người đã được đào tạo chuyên về  những rối loạn ngôn ngữ - bao gồm cả những vấn đề về nuốt. Trong khi nuốt không bao gồm nói, nó tập trung vào kiểu của lời nói bởi vì nó bao gồm cả những cơ miệng của bạn. Một nhà âm ngữ trị  liệu sẽ có thể đánh giá tình trạng riêng và tạo một chương trình phục hồi riêng cho bệnh nhân. Điều này quan trọng bởi vì mỗi người đột quỵ có triệu chứng khác nhau và mỗi người  sẽ yêu cầu một chương trình phục hồi khác nhau.

BƯỚC 2: Các Bài Tập Luyện Tập Nuốt.

Bác sĩ Âm ngữ trị liệu sẽ thiết lập các bài tập nuốt , kịp thời để luyện tập! Sự luyện tập lặp đi lặp lại càng nhiều thì bệnh nhân sẽ càng cải thiện nhanh hơn. Sự lặp đi lặp lại giúp não bộ tự kết nối lại. Hãy hỏi Bác sĩ Âm ngữ trị liệu để gửi những bài tập về nhà để bạn theo kịp với những bài tập nuốt tại nhà. Tốt nhất là nên luyện tập cùng với Bác sĩ Âm ngữ trị liệu thường xuyên và luyện tập mỗi ngày tại nhà giữa các buổi. Bạn có thể thực hiện đều đặn hơn thì bệnh nhân sẽ nuốt tốt hơn.

BƯỚC 3: Thử một vài chương trình về chứng mất ngôn ngữ.

Cùng với bài tập về nhà với Bác sĩ Âm ngữ trị liệu, bệnh nhân có thể thử sử dụng những chương trình về chứng mất ngôn ngữ mà bao gồm những bài tập nuốt. Ví dụ, chương trình Lingraphica Smalltalk Oral Motor Exercises bao gồm nhiều bài có thể giúp cải thiện nuốt sau đột quỵ. Bệnh nhân có thể luyệ tập những bài tập này ở trong nhà giữa những lúc tập luyện với Bác sĩ Âm ngữ trị liệu.

BƯỚC 4: Thăm Dò Kích Thích Điện:

Nếu bệnh nhân có tiến triển, có thể thử thêm kích thích điện trong chế độ tập luyện. Sử dụng xung điện nhẹ  trên vùng da xung quanh họng. Kích thích điện làm việc bằng cách phát ra xung điện nhẹ tới các cơ hầu họng. Điều này sẽ gửi tín hiệu đến não bộ.  Sử dụng kích thích điện cùng với các bài tập phục hồi chức năng có thể giúp cải thiện kết quả. Để có một thiết bị kích thích điện cho vùng họng, bệnh nhân cần một chuyên gia y tế đặt giúp.

BƯỚC 5: Tăng Độ An Toàn Bằng Những Kỹ Thuật Bù Trừ.

Mặc dù luyện tập lặp đi lặp lại là cách nhanh nhất để quay trở lại khả năng nuốt sau đột quỵ, nhưng kết quả vẫn sẽ mất thời gian. Trong thời gian chờ đợi để bảo vệ an toàn bằng cách tối thiểu những yếu tố gây nghẹt đường hít vào như sau:

Đây là vài lời khuyên có ích:

  • Ăn những thức ăn mềm – chúng dễ nhai.
  • Uống những loại chất lỏng sền sệt – nó di chuyển chậm hơn chất lỏng loãng và giảm nguy cơ nghẹn hay sặc.
  • Tập trung vào ngồi thẳng – và không được nằm xuống trong khi ăn.
  • Ăn chậm – điều này giúp giảm nguy cơ nghẹn/sặc.
  • Tránh những thức ăn có độ cứng khác nhau như chunky soup – đó là loại thức ăn phức tạp và không an toàn để ăn với chứng nuốt khó (Dysphagia).

Những kỹ thuật bù trừ này có thể giúp bảo vệ sự an toàn khi bệnh nhân tiếp tục với phục hồi chức năng.

 

Nếu cần bất kỳ sự tư vấn hay hỗ trợ cho người thân yêu của mình, anh (chị) có thể liên hệ đến Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Best Care
hoặc nói với chúng tôi qua 0937782677 để cùng đồng hành mang đến những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình.

An toàn của bạn là điều hết sức quan trọng!

 

Bình luận